CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Câu hỏi 1: Bạn Lê Thanh Hương ở Thuận Nam, Ninh Thuận hỏi: Khi tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì được hưởng những quyền lợi gì?

Trả lời: Những quyền lợi khi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

- Được nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, gồm 04 chế độ:

Trợ cấp thất nghiệp: Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định; Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;

- Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp, yêu cầu Trung tâm Dịch vụ việc làm, bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;

- Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2: Chị Lê Thu H. ở Nhơn Sơn, Ninh Sơn hỏi: Từ nhỏ tôi chỉ học đến lớp 9 và làm  những công việc tự do như buôn bán, trồng lúa. Vậy cho tôi hỏi, bảo hiểm thất nghiệp có phụ thuộc vào bằng cấp hay chứng chỉ gì không ạ?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, và Khoản 1, 2 Điều 43, Luật Việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng.

Người lao động giao kết và đang thực hiện một trong các loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nêu trên nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định nêu trên không phân biệt trình độ, bằng cấp./.